Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Bà Suu Kyi vào quốc hội Myanmar 2012

Bà Suu Kyi trong sự chào đón của những người ủng hộ khi bà đến thăm điểm bỏ phiếu Kawhmu. Ảnh: AFP Theo sự kiểm đếm riêng của NLD, bà Suu Kyi giành được 99% số phiếu bầu của cử tri tại quận Kawhmu ở thủ đô Yangon, nơi bà Suu Ky đại diện Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ra tranh cử, AFP dẫn lời Soe Win, quan chức NLD cho hay. Đảng NLD cũng tuyên bố đang đến gần tới mục tiêu giành 44 ghế trên tổng số 45 ghế cần bổ sung của cuộc bầu cử ngày 1/4. Nếu kết quả được xác nhận sẽ ít nhiều tạo ra tiếng nói cho phe đối lập trong quốc hội có 664 ghế và tạo điều kiện thuận lợi cho đảng NLD trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 2015. Tuy nhiên kết quả chính thức của cuộc bầu cử chỉ được công bố trong tuần tới. Thông báo chiến thắng của đảng NLD được hiển thị trên bảng điện tử phía bên ngoài trụ sở của đảng ở Yangon. Hàng nghìn người ủng hộ bà Suu Kyi tụ tập tại đây từ khi cuộc bỏ phiếu đóng cửa vào cuối buổi chiều. Những người ủng hộ reo hò, nhảy múa, vẫy cờ ăn mừng chiến thắng khi NLD thông báo kết quả trên. Trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau khi tiến hành cải cách, giới truyền thông và quan sát viên quốc tế được tiếp cận cuộc bầu cử ở mức độ cao nhất. Hơn 100 nhà báo nước ngoài được cho phép đưa tin về cuộc bầu cử. Malgorzata Wasilewska, một quan sát viên quốc tế của Liên minh châu Âu cho biết bà bắt gặp "những dấu hiệu tích cực" tại những địa điểm bỏ phiếu bà tới thăm tại Yangon. Cuộc bầu cử quốc hội bổ sung lần này diễn ra vài tháng sau khi chính phủ Myanmar tiến hành hàng loạt cải cách về chính trị xã hội. Những tù nhân chính trị được trả tự do, kiểm soát báo chí được nới lỏng và đặc biệt là bà Suu Kyi và đảng NLD được thuyết phục quay trở lại chính trường.

Bà Suu Kyi, 66 tuổi,

từng đạt giải Nobel hòa bình, đã không tham gia các hoạt động chính trị kể từ năm 1990 khi đảng NLD của bà giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử nhưng không được công nhận kết quả. Lần này, NLD là một trong 17 đảng chính trị đối lập tham gia cuộc bầu cử. Trong nhiều năm sau, Suu Kyi bị kềm chế về vấn đề đi lại. Bà có cơ hội gọi điện thoại cho thân nhân ở Anh Quốc nhưng ngoài ra không hoạt động gì được. Báo chí do nhà nước quản chế liên tục bôi nhọ bà và nhiều người lo sợ cho an ninh của bà. Mọi nỗ lực để phát huy đảng NLD đều bị dập tắt, nhiều thành viên bị đánh đập và bỏ tù. Một vài tháng sau khi lệnh quản thúc tại gia kết thúc, Suu Kyi có cố gắng tuyên bố trước đám đông công chúng tụ tập tại nhà bà, nhưng sau đó hoạt động này bị dẹp. Tuy nhiên bà vẫn được nhiều người ngưỡng mộ và ủng hộ. Suu Kyi vẫn tiếp tục có tiếng nói trên thời sự quốc tế. Phóng viên, ký giả vẫn có thể quay phim và phỏng vấn bà. Tại cuộc hội thảo quốc tế về phụ nữ do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1995, bà gửi video để tường trình các vấn đề chính yếu với diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét